Khoa Học - Công Nghệ

Nữ GS Malaysia tiết lộ kinh nghiệm cải tiến chất lượng đào tạo tại EduCamp 2015

13/11/2015
Admin
2151
Vị nữ giáo sư đến từ ĐH Công nghệ MARA sẽ mang đến Hội thảo EduCamp 2015 bài phát biểu keynote trong đó tổng hợp những kinh nghiệm trong quá trình cải tiến chất lượng đào tạo ở nơi bà công tác.

Là người tâm huyết với CDIO ở Trường Đại học Công nghệ MARA – Malaysia trong suốt nhiều năm, nữ Giáo sư Salmiah Kasolang luôn trăn trở làm sao phổ biến được tầm quan trọng của CDIO đến đông đảo khán giả - đặc biệt những người làm trong ngành Giáo dục. Đây cũng là lý do Giáo sư tham dự Hội thảo EduCamp 2015 diễn ra ngày 29/11 sắp tới ở Hòa Lạc.

Công tác tại Khoa Cơ khí – ĐH Công nghệ MARA, Giáo sư Salmiah Kasolang giám sát tất cả các chức năng của khoa trong các lĩnh vực chính gồm: Hành chính, học thuật, nghiên cứu, giao lưu sinh viên, và kết nối giữa doanh nghiệp - cộng đồng - cựu sinh viên. Với cương vị trưởng khoá , Giáo sư dẫn dắt các chiến lược của khoa trong việc đảm bảo tầm nhìn và sứ mệnh của trường đại học cũng như nguồn cảm hứng của quốc gia về giáo dục đại học và phát triển nguồn nhân lực được hoàn thành một cách chiến lược. Bà là người rất tâm huyết với CDIO trong nhiều năm qua.

Có lẽ, tinh thần chia sẻ tri thức, tinh thần cầu thị, học hỏi của FPT tại Hội thảo mở EduCamp là một trong những lý do “thuyết phục” vị nữ giáo sư – từ một trường ĐH xa xôi đến với FPT. Bên cạnh đó, việc ĐH FPT là một trong những trường đại học đầu tiên ở Việt Nam có kế hoạch áp dụng CDIO trong đào tạo cũng là điều khiến bà quan tâm. Nhận lời mời tới dự hội thảo lần này, GS Salmiah sẽ có bài nói chuyện Keynote chủ đề Hành trình CDIO tại Đại học Công nghệ MARA. Cụ thể, bà sẽ nói về quá trình khởi xướng và áp dụng CDIO nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại nơi bà đang công tác.

Giáo sư Salmiah Kasolang là người tâm huyết với CDIO ở Trường Đại học Công nghệ MARA – Malaysia. Ảnh: NVCC.

Giáo sư Salmiah Kasolang là người tâm huyết với CDIO ở Trường Đại học Công nghệ MARA – Malaysia. Ảnh: NVCC.

 

“Trong ĐH Công nghệ Mara, chúng tôi nắm lấy CDIO như một phần của cải tiến liên tục (CQI).  Đối với chất lượng đào tạo và chương trình kiểm định với ngành Kỹ thuật, chúng tôi làm theo đào tạo dựa theo chuẩn đầu ra (OBE). Tương lai của CDIO tươi sáng khi kết đôi cùng đào tạo dựa theo chuẩn đầu ra (OBE). Tiềm năng của việc triển khai thành công CDIO rất tươi sáng, nếu các yêu cầu về triển khai CDIO và nguồn lực cho việc triển khai CDIO là có sẵn tại chỗ” – Giáo sư Salmiah phân tích.

Theo vị Giáo sư, tinh thần của CDIO là chia sẻ -  rất gần với tinh thần mà EduCamp hướng tới. Vì thế, bà mong muốn thông qua hội thảo, có thể gặp gỡ các nhà giáo dục thực hành hiện tại bao gồm cả những sinh viên mà bà tin rằng sẽ là các nhà giáo dục tương lai cũng như là nguồn nhân lực quan trọng của quốc gia.

“Việc tham gia với vai trò một diễn giả cho phép tôi phổ biến tầm quan trọng của CDIO đến một số lượng khán giả rộng rãi với những kinh nghiệm, trình độ khác nhau” – Giáo sư Salmiah khẳng định.

CDIO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Conceive – Design – Implement – Operate, nghĩa là: Hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, thực hiện và vận hành. CDIO là một đề xướng  của các khối ngành kỹ thuật thuộc ĐH Kỹ thuật Massachusetts, Mỹ, phối hợp với các trường đại học Thụy Điển. Đây là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra để thiết kế chương trình và phương pháp đào tạo theo một quy trình khoa học.

Đăng ký tham gia Hội thảo EduCamp 2015 tại đây.

Nguyễn Quỳnh

Khối Giáo dục FPT – fpt.edu.vn

2151
Version: 1.2.2.2