Khoa Học - Công Nghệ

‘Mới và nóng’ tại FPT EduCamp 2015

06/11/2015
Admin
1995
Sau 3 tuần mở đơn đăng Hội thảo giáo dục FPT EduCamp 2015 đã thu hút gần 40 diễn giả đăng ký. Với tiêu chí là một diễn đàn “mở” về giáo dục, chào đón người FPT, người FE tới chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm, ý kiến, EduCamp 2015 đang “nóng dần” khi càng về cận ngày diễn ra.

Trong số gần 40 diễn giả đã đăng kí trình bày tham luận tại Hội thảo FPT EduCamp 2015 lần này, có không ít những gương mặt “mới toanh” tại Khối giáo dục FPT. Không phân biệt tuổi tác, chuyên môn, cũng như thâm niên làm việc, tất cả các diễn giả đều được chào đón, theo đúng tiêu chí của Hội thảo: Chia sẻ, đóng góp ý kiến để thúc đẩy, cải tiến công việc hiện tại của người tham gia.

Đáng chú ý, tuy nằm trong khuôn khổ chủ đề”, nhưng các đề tài tham luận mà các diễn giả đóng góp khá phong phú, thực tế. Nhiều đề tài “nóng bỏng tay” vì xoay quanh các vấn đề thời sự tại FE.

Diễn giả Hoàng Thị Thu Hương “Toàn cầu hóa giáo dục ở FE – quá trình và định hướng”

Là một trong những người tâm huyết với công cuộc toàn cầu hóa, chị Hoàng Thị Thu Hương – Phó Giám đốc Khối Phát triển sinh viên quốc tế mang đến hội thảo bài tham luận có chủ đề “Toàn cầu hóa giáo dục ở FE – quá trình và định hướng”. Được biết đây là lần đầu tiên chị làm “diễn giả” tại EduCamp. Chị mong muốn sẽ thu hút được sự quan tâm, đồng lòng hơn nữa của các đồng nghiệp với con đường Toàn cầu hóa mà chị và các cộng sự đang theo đuổi.

Diễn giả Hoàng Thu Hương (thứ 2 từ trái qua) lần đầu chia sẻ tại EduCamp với chủ đề “Toàn cầu hóa giáo dục ở FE – quá trình và định hướng”

Diễn giả Hoàng Thu Hương (thứ 2 từ trái qua) lần đầu chia sẻ tại EduCamp với chủ đề “Toàn cầu hóa giáo dục ở FE – quá trình và định hướng”.

Toàn cầu hóa là một trong những chiến lược quan trọng của ĐH FPT nói riêng, Khối giáo dục FPT nói chung, cũng là một trong những chủ đề “nóng” tại EduCamp 2015.

Chị Hương cho biết, trong phần trình bày của mình, chị muốn chia sẻ về những gian nan sau 3 năm gắn bó với “toàn cầu hóa giáo dục”; đồng thời chia sẻ những quan điểm về trách nhiệm, sự cần thiết tham gia đồng bộ của các phòng ban, cán bộ tại Khối giáo dục FPT trên con đường này như thế nào.

“Xuất phát từ nhiệm vụ xây dựng các mối quan hệ ngoại giao với các trường trên thế giới, tiến tới trao đổi sinh viên; tuyển sinh dài hạn sinh viên đến ĐH FPT học tập, và rồi mở cơ sở của ĐH FPT ở nước ngoài… con đường toàn cầu hóa giáo dục tại FE đã cho những thành công nhất định, song phía trước còn rất nhiều khó khăn. Khó khăn ấy cần sự chung tay của toàn FE, của tất cả các đơn vị, bộ phận từ Nhân sự, Công tác sinh viên, Hành chính… Việc vận hành các đơn vị như thế nào, cần có KPI cụ thể ra sao với mỗi phòng ban cần được quan tâm thực hiện” – chị Hoàng Thị Thu Hương “bật mí” về nội dung phần trình bày của mình.

Theo chị Hoàng Hương, tìm kiếm và đưa ra những giải pháp thúc đẩy toàn cầu hóa một cách tích cực sẽ giúp Khối giáo dục FPT tận dụng được những thế mạnh của “người tiên phong, giúp khẳng định được chất lượng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục thế giới.

Diễn giả Hồ Thị Thảo Nguyên – “MOOC và tôi”

Năm 2015, Tập đoàn FPT đẩy mạnh mô hình về tổ chức học tập, với những động thái mạnh mẽ và cụ thể tại FPT và các đơn vị thành viên. MOOC là một công cụ học tập được tập đoàn kh

Diễn giả Hồ Thị Thảo Nguyên và chủ đề “nóng”: “MOOC và tôi”.

Diễn giả Hồ Thị Thảo Nguyên và chủ đề “nóng”: “MOOC và tôi”.

uyến khích. Cụ thể, tập đoàn đã ban hành quy định về Đào tạo nội bộ như các cán bộ từ level 3 trở lên phải hoàn thành một khóa học trực tuyến hoặc khóa học chuyên môn của đơn vị… Điều này đến nay vẫn “nóng” trong cộng đồng FPT.

Mang đến EduCamp 2015 đề tài “MOOC (Massive Open Online Course) và tôi”, tham luận của diễn giả Hồ Thị Thảo Nguyên – Cán bộ Phòng Đổi mới Giáo dục - Ban Đào tạo ĐH FPT hứa hẹn sẽ làm “nóng” diễn đàn này.

Trong bài tham luận trình bày tại EduCamp 2015, chị Nguyên dự định sẽ nói về trải nghiệm cá nhân trong việc học online, để có thể giúp các đồng nghiệp của mình tiếp cận các khóa học một cách chủ động hơn, tự tin hơn, dễ dàng hơn.

Chị Nguyên cho biết, bản thân chị đã nhận thấy những hiệu quả to lớn của việc học online, mà khởi đầu từ một quy định “bắt buộc” trong công việc.

“Từ một khóa học ban đầu, mình đã theo học cả một chuỗi 8 khóa học cùng chủ đề, và tiếp tục học thêm 2 khóa học khác, rất hữu ích cho chuyên môn của mình. Càng học, mình càng thấy hấp dẫn, có động lực” – chị Thảo Nguyên chia sẻ.

Chị Hồ Thị Thảo Nguyên “bật mí” một phần quan trọng trong bài trình bày của mình tại EduCamp, đó là nói về kinh nghiệm học trực tuyến sao cho hiệu quả, làm thế nào để vượt qua sự lười biếng của bản thân, từng bước tận dụng tối đa những nguồn học liệu mở, uy tín để nâng cao chuyên môn, năng lực của mình.

Diễn giả Bùi Văn Sơn:   Những lưu ý khi đàm phán chương trình liên kết trong giáo dục đại học

Là một cán bộ mới tại FE, anh Bùi Văn Sơn – Cán bộ Phòng Quản lý chiến lược và chất lượng – Ban Đảm bảo ĐH FPT cho biết, anh rất hào hứng với EduCamp và đã chủ động đăng ký trình bày tham luận.

“Mình hiểu EduCamp chào đón những người có thiện chí “chia sẻ” ý kiến, tức là có mong muốn đóng góp cho tổ chức. Bản thân mình, tuy là người mới nhưng rất muốn đóng góp điều gì đó cho Khối Giáo dục FPT. Và mình muốn đóng góp những kinh nghiệm làm việc thực tế của bản thân thông quan trình bày tham luận” – anh Sơn nói.

Diễn giả Bùi Văn Sơn (thứ 3 từ phải sang): “Tuy là người mới nhưng rất muốn đóng góp điều gì đó cho Khối Giáo dục FPT”.

Diễn giả Bùi Văn Sơn (thứ 3 từ phải sang), tuy là người mới nhưng rất muốn đóng góp điều gì đó cho Khối Giáo dục FPT.

Chọn chủ đề “Những lưu ý khi đàm phán chương trình liên kết trong giáo dục Đại học”, tham luận của diễn giả Bùi Văn Sơn tập trung nói về những quan điểm cá nhân  liên quan tới ký kết, làm việc với các đối tác nước ngoài mà anh từng có cơ hội làm việc ở tổ chức ngoài Khối Giáo dục FPT.

Mình kỳ vọng, qua trải nghiệm làm diễn giả tại một hội thảo mở như EduCamp 2015, mình sẽ được nghe, được biết đến nhiều góc nhìn, kinh nghiệm của những đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm đi trước; cũng như được học hỏi kiến thức từ các lĩnh vực khác dù không thuốc chuyên môn của mình” – anh Sơn chia sẻ.

FPT EduCamp là hội thảo mở được Khối Giáo dục FPT (FPT Education – FE) tổ chức hằng năm để kết nối các giảng viên, chuyên gia, các nhà hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nhằm chia sẻ các kinh nghiệm, tri thức và ý tưởng để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục Việt Nam nói chung và FE nói riêng. Chương trình lần đầu ra mắt vào năm 2014.

Năm 2015, FPT EduCamp do Khối Giáo dục FPT, Trường Đào tạo Cán bộ FPT (FCU) phối hợp tổ chức, với chủ đề “Vận hành tổ chức giáo dục”.

Đăng  ký trình bày tham luận tại đây.

Đăng ký tham dự chương trình tại đây. 

Nguyễn Quỳnh

Khối Giáo dục FPT – fpt.edu.vn

1995
Version: 1.2.2.2