Khoa Học - Công Nghệ

Vấn đề "nóng", phương thức quản trị doanh nghiệp bền vững được bàn luận tại FCBEM 2022

26/11/2022
Admin
481

Trong phiên thảo luận đầu giờ chiều 26/11 tại FCBEM 2022, nhiều diễn giả đã chia sẻ quan điểm, nghiên cứu của mình xoay quanh những vấn đề xã hội "nóng" như cộng đồng LGBT, các phương thức quản trị doanh nghiệp mới như OKR, hay thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhờ chuyển đổi số.

Vietnamese Mainstream Media’s Framing of LGBT Community from 2000 to 2022 and Its Effect on Vietnamese Youngsters’ Attitudes: A Case of FPT University’s Students

Đứng trước câu hỏi: “Liệu sự xuất hiện của cộng đồng LGBT trên truyền thông Việt Nam có làm thay đổi suy nghĩ của giới trẻ hay không?”, nhóm sinh viên Nguyễn Phúc Nguyên, Vũ Thuỳ Dương, Vũ Quỳnh Hương, Phan Ngọc Minh Tú đã bắt tay thực hiện đề tài: “Xu hướng truyền thông của người Việt về hình ảnh của cộng đồng LGBT từ năm 2000 đến 2022 và sự ảnh hưởng của nó đến thái độ của thế hệ trẻ Việt Nam” (Vietnamese Mainstream Media’s Framing of LGBT Community from 2000 to 2022 and Its Effect on Vietnamese Youngsters’ Attitudes: A Case of FPT University’s Students).

Nhóm sinh viên ĐH FPT TP Hồ Chí Minh tự tin trình bày nghiên cứu của mình tại FCBEM 2022

Các thành viên thực hiện khảo sát với đối tượng là sinh viên ĐH FPT TP Hồ Chí Minh; đồng thời, tìm kiếm các bài viết về cộng đồng LGBT trên báo chí Việt Nam từ năm 2000 – 2022, kết hợp lý thuyết và những hình ảnh định kiến để phân tích nhận định này có ảnh hưởng gì đến suy nghĩ của người trẻ Việt Nam về cộng đồng LGBT.

Sau hơn 1 tháng triển khai, kết quả cho thấy những đánh giá của truyền thông Việt Nam với những chủ để liên quan đến cộng đồng LGBT đã có những thay đổi tích cực và cởi mở hơn đối với vấn đền liên quan đến cộng đồng LGBT. Đây là dấu hiệu tích cực, không chỉ là sự thay đổi thái độ của xã hội với cộng đồng LGBT mà còn là minh chứng rõ rệt cho thấy chính cộng đồng LGBT đã thành công trong việc truyền thông để xã hội công nhận mình.

Can Digitalization Decrease Country Distance in International Trade? An Empirical Analysis of European Countries

“Chuyển đổi số có thể thu hẹp khoảng cách các quốc gia trong thương mại quốc tế không? Một phân tích thực nghiệm của các nước châu Âu” (Can Digitalization Decrease Country Distance in International Trade? An Empirical Analysis of European Countries) là một đề tài được đánh giá cao do nhóm tác giả Cao Thuỳ Linh (Giảng viên bộ môn Quản trị Doanh nghiệp, ĐH FPT campus Hà Nội) và Judy Hsu (Giảng viên Khoa Kinh doanh Quốc tế, ĐH Kinh doanh, ĐH Feng Chia, Đài Loan) đồng thực hiện.

Nghiên cứu đã sử dụng chỉ số xã hội và kỹ thuật kinh tế số (DESI) của Ủy ban châu Âu bắt đầu từ năm 2015 để đo lường mức độ chuyển đổi số của các quốc gia châu Âu, cũng như tác động tích cực của nó đối với thương mại quốc tế đang suy giảm do khoảng cách giữa các quốc gia. Theo đó, ảnh hưởng của chỉ số DESI đối với mối liên hệ giữa khoảng cách quốc gia và hoạt động thương mại được đánh giá bằng cách sử dụng hệ thống kỹ thuật GMM.

Giảng viên Cao Thuỳ Linh đại diện nhóm tác giả trình bày tại FCBEM 2022

Bằng chứng thực nghiệm đã chứng minh rằng DESI có thể điều chỉnh tích cực phản ứng bất lợi của tôn giáo và khoảng cách địa lý đối trong thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, DESI còn được xem là sẽ giúp các quốc gia vượt qua khoảng cách về ngôn ngữ, hành chính và kinh tế để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Kết quả này khuyến khích các quốc gia triển khai chuyển đổi để kích thích thương mại quốc tế.

Sau phần chia sẻ của diễn giả, người tham dự có mặt tại phiên trình bày đã đặt ra một số câu hỏi liên quan tới tính thực tiễn của đề tài này và nhận được câu trả lời tương đối thuyết phục.

Determining the Sustainability Level in Restaurants: Modeling Using OKR Method and Fuzzy Logic

“Xác định mức độ bền vững trong nhà hàng: Lập mô hình bằng phương pháp OKR và logic mờ” (Determining the Sustainability Level in Restaurants: Modeling Using OKR Method and Fuzzy Logic) được thực hiện bởi nhóm giảng viên bộ môn Quản trị Doanh nghiệp, ĐH FPT campus Hà Nội là anh Nguyễn Phi Hùng và chị Phạm Hồng Anh.

Mô hình do nhóm tác giả đưa ra với mục đích góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững

Trên thực tế, kinh doanh nhà hàng là một trong những mô hình kinh tế phổ biến trong ngành du lịch. Mô hình này có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, mặt trái của phát triển du lịch, nhà hàng ồ ạt, không bền vững là gây ra hiệu ứng nhà kính khi liên tục tạo ra chất thải và phát khí thải ra môi trường và một số hệ lụy về mặt xã hội khác.

Trước trực trạng này, hai tác giả đã đề xuất một mô hình cung cấp một cái nhìn tổng thể, xét về các kết quả quan trọng, của từng khía cạnh bền vững cho các nhà hàng, đồng thời, đo lường xem các kết quả quan trọng này được đưa vào nhà hàng ở mức độ nào. Mô hình này cũng cho phép các nhà quản lý nhà hàng nâng cao nhận thức trong việc xây dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp, bền vững.

Huệ Anh

Tổ chức Giáo dục FPT – fpt.edu.vn

481
Version: 1.2.2.2